Bài tuyên truyền Sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến bánh đa, bánh đa nem, cơm cháy trên địa bàn xã Tân Châu

Đăng lúc: 02/04/2024 (GMT+7)
100%

Bài tuyên truyền Sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến bánh đa, bánh đa nem, cơm cháy trên địa bàn xã Tân Châu

Bài tuyên truyền

Sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến bánh đa, bánh đa nem, cơm cháy trên địa bàn xã Tân Châu

1. Thực trạng sử dụng phụ gia

Hiện nay, xã Tân Châu có trên 200 hộ sản xuất bánh đa, bánh đa nem, việc sử dụng một số chất phụ gia trong quá trình chế biến là không thể tránh khỏi. Việc lựa chọn phụ gia cho chế biến là việc hết sức cẩn thận bởi hiện nay rấtlớn sản phẩm phụ gia thực phẩm được sản xuất trong nước chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng lượng phụ gia thực phẩm tiêu thụ trên thị trường, còn lại phải nhập khẩu. Trong số này, chỉ một số ít nhập khẩu chính ngạch, còn lại là nhập lậu. Điều này làm cho thị trường Việt Nam xuất hiện hàng loạt chất phụ gia thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, hạn sử dụng… Bên cạnh đó, phụ gia thực phẩm này được bày bán trong các can nhựa hoặc túi ny-lông không nhãn mác, tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều lượng sử dụng hay được dùng trong lĩnh vực gì. Phụ gia thực phẩm được bày bán có thể là các loại không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng. Nghiêm trọng hơn, các loại phụ gia thực phẩm này lại được bày bán chung với các loại phụ gia công nghiệp (cũng không có nhãn mác) dẫn đến nguy cơ nhầm lẫn hóa chất rất cao. Trong khi đó, các loại phụ gia công nghiệp phần lớn đều là những chất có hại cho sức khỏe con người.

Hiện nay, việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ khá phổ biến, nhưng vì lợi nhuận nên người dùng thường chỉ quan tâm đến tác dụng mà không quan tâm (hoặc cố tình không quan tâm) đến tác hại của các chất phụ gia. Bên cạnh đó, tác hại của các chất phụ gia thực phẩm đối với sức khỏe con người thường diễn biến âm thầm, kéo dài theo dạng tích tụ dần dần, hậu quả thường không xảy ra ngay lập tức nên người bán và người dùng thường không quan tâm đến vấn đề này.

Vì thế, việc tìm hiểu về phụ gia thực phẩm và tác hại của các loại là hết sức quan trọng.

2. Phụ gia thực phẩm và tác hại

Theo Luật An toàn thực phẩm, phụ gia thực phẩmlà chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.

Sử dụng phụ gia thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phépsử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép là các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.

Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, chủng loại đặc biệt là sử dụng các chất phụ gia bị cấm hoặc kết hợp nhiều phụ gia trong quá trình chế biến có thể phát sinh những chất độc hại do phản ứng hóa học, không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm như phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin… mà còn gây hại cho sức khỏe con người như ngộ độc cấp tính (khi dùng quá liều cho phép), ngộ độc mãn tính (khi dùng liều lượng nhỏ, thường xuyên, liên tục, một số chất phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài), nguy cơ hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai, nhất là khi sử dụng các chất phụ gia tổng hợp…

3. Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm

- Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:

+ Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng thuộc Danh mục 400 phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Phụ lục 1Thông tư số 24/2019/TT-BYT)và đúng đối tượng thực phẩm;

+ Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm (Phụ lục 2AThông tư số 24/2019/TT-BYT).

+ Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không lừa dối người tiêu dùng.

- Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật an toàn thực phẩm tương ứng trong:

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Tiêu chuẩn quốc gia (khi chưa có trong các quy định trên);

+ Tiêu chuẩn của CAC,JECFA,tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (khi chưa có trong các quy định trên);

+ Tiêu chuẩn của nhà sản xuất (khi chưa có trong các quy định trên).

- Việc ghi nhãn phụ gia thực phẩm cần có các nội dung: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần định lượng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, ghi cụm từ “Phụ gia thực phẩm”, thông tin cảnh báo nếu có (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP). Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.

- Phụ gia thực phẩm phải được tự công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

* Nghị định số 115/2018/NĐ-CP có các mức phạt tiền cụ thểtừ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồngđối với các hành vi vi phạm về sử dụng phụ gia thực phẩm:

+Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả để tăng hiệu quả rong việc kiểm soát tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm quá mức, sai quy định như hiện nay.

An toàn thực phẩmlà việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vì vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật khi sử dụng phụ gia thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Bài viết: VHXH

Bài tuyên truyền Sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến bánh đa, bánh đa nem, cơm cháy trên địa bàn xã Tân Châu

Đăng lúc: 02/04/2024 (GMT+7)
100%

Bài tuyên truyền Sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến bánh đa, bánh đa nem, cơm cháy trên địa bàn xã Tân Châu

Bài tuyên truyền

Sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến bánh đa, bánh đa nem, cơm cháy trên địa bàn xã Tân Châu

1. Thực trạng sử dụng phụ gia

Hiện nay, xã Tân Châu có trên 200 hộ sản xuất bánh đa, bánh đa nem, việc sử dụng một số chất phụ gia trong quá trình chế biến là không thể tránh khỏi. Việc lựa chọn phụ gia cho chế biến là việc hết sức cẩn thận bởi hiện nay rấtlớn sản phẩm phụ gia thực phẩm được sản xuất trong nước chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng lượng phụ gia thực phẩm tiêu thụ trên thị trường, còn lại phải nhập khẩu. Trong số này, chỉ một số ít nhập khẩu chính ngạch, còn lại là nhập lậu. Điều này làm cho thị trường Việt Nam xuất hiện hàng loạt chất phụ gia thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, hạn sử dụng… Bên cạnh đó, phụ gia thực phẩm này được bày bán trong các can nhựa hoặc túi ny-lông không nhãn mác, tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều lượng sử dụng hay được dùng trong lĩnh vực gì. Phụ gia thực phẩm được bày bán có thể là các loại không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng. Nghiêm trọng hơn, các loại phụ gia thực phẩm này lại được bày bán chung với các loại phụ gia công nghiệp (cũng không có nhãn mác) dẫn đến nguy cơ nhầm lẫn hóa chất rất cao. Trong khi đó, các loại phụ gia công nghiệp phần lớn đều là những chất có hại cho sức khỏe con người.

Hiện nay, việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ khá phổ biến, nhưng vì lợi nhuận nên người dùng thường chỉ quan tâm đến tác dụng mà không quan tâm (hoặc cố tình không quan tâm) đến tác hại của các chất phụ gia. Bên cạnh đó, tác hại của các chất phụ gia thực phẩm đối với sức khỏe con người thường diễn biến âm thầm, kéo dài theo dạng tích tụ dần dần, hậu quả thường không xảy ra ngay lập tức nên người bán và người dùng thường không quan tâm đến vấn đề này.

Vì thế, việc tìm hiểu về phụ gia thực phẩm và tác hại của các loại là hết sức quan trọng.

2. Phụ gia thực phẩm và tác hại

Theo Luật An toàn thực phẩm, phụ gia thực phẩmlà chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.

Sử dụng phụ gia thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phépsử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép là các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.

Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, chủng loại đặc biệt là sử dụng các chất phụ gia bị cấm hoặc kết hợp nhiều phụ gia trong quá trình chế biến có thể phát sinh những chất độc hại do phản ứng hóa học, không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm như phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin… mà còn gây hại cho sức khỏe con người như ngộ độc cấp tính (khi dùng quá liều cho phép), ngộ độc mãn tính (khi dùng liều lượng nhỏ, thường xuyên, liên tục, một số chất phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài), nguy cơ hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai, nhất là khi sử dụng các chất phụ gia tổng hợp…

3. Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm

- Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:

+ Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng thuộc Danh mục 400 phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Phụ lục 1Thông tư số 24/2019/TT-BYT)và đúng đối tượng thực phẩm;

+ Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm (Phụ lục 2AThông tư số 24/2019/TT-BYT).

+ Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không lừa dối người tiêu dùng.

- Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật an toàn thực phẩm tương ứng trong:

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Tiêu chuẩn quốc gia (khi chưa có trong các quy định trên);

+ Tiêu chuẩn của CAC,JECFA,tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (khi chưa có trong các quy định trên);

+ Tiêu chuẩn của nhà sản xuất (khi chưa có trong các quy định trên).

- Việc ghi nhãn phụ gia thực phẩm cần có các nội dung: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần định lượng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, ghi cụm từ “Phụ gia thực phẩm”, thông tin cảnh báo nếu có (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP). Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.

- Phụ gia thực phẩm phải được tự công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

* Nghị định số 115/2018/NĐ-CP có các mức phạt tiền cụ thểtừ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồngđối với các hành vi vi phạm về sử dụng phụ gia thực phẩm:

+Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả để tăng hiệu quả rong việc kiểm soát tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm quá mức, sai quy định như hiện nay.

An toàn thực phẩmlà việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vì vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật khi sử dụng phụ gia thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Bài viết: VHXH
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT