Thông tin địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã   Tân Châu có diện tích 7,41 km2;[1].

Địa giới hành chính:

  • Phía đông giáp xã Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa;
  • Phía nam giáp  xã Thiệu  Giao, huyện Thiệu Hóa;
  • Phía tây giáp Thị trấn Thiệu Hóa;
  • Phía bắc  giáp  sông chu 

Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc  Bắc Nam đi qua đang được xây dựng.

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tổng điều tra dân số xã  Tân châu có dân số 6157 người[1].  Với 9 đơn vị thôn:
Thôn 1
Thôn 2
Thôn 3
Thôn Thọ Sơn 1
Thôn Thọ Sơn 2
Thôn Yên Tân
Thôn Phú Văn
THôn Đắc Châu 1
Thôn Đắc Châu 2

 

Lịch sử hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

 

 
 Xã Tân Châu được thành lập mới theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của ỦY ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở sáp nhập xã Thiệu Châu và xã Thiệu Tân cũ và đi vào hoạt động vào ngày 01/12/2019
 
 

 

Di tích lịch sử, văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây ở xã có nhiều công trình văn hóa lớn và rất linh thiêng, nhưng do sự thiếu hiểu biết những công trình này dần bị phá bỏ để xây dựng nhà kho cho hợp tác xã([cần dẫn nguồn]).

Nằm chân núi Đọ (núi Đọ (Kim Quy) có hình một con rùa lớn) là một ngôi đình làng hoặc chùa, các cụ lớn tuổi trong làng kể lại nó được xây dựng từ rất xa xưa, khi các hộ gia đình chuyển vào núi sinh sống khu vực này còn rất hoang sơ. Khi đào giếng ở khu vực này để lấy nước làm nhà, người ta phát hiện dưới độ sâu 3 m đến 4 m có rất nhiều am được xây bằng gạch lớn với kích thước khoảng 20x40x10cm và nhiều hiện vật bằng đồng, gốm... có giá trị cao. Ngôi chùa sau này bị phá và xây dựng nhà kho chúa lương thực và thuốc trừ sâu, khi nhà kho bị phá thì trở thành vườn bạch đàn, hiện nay nơi đây được xây dựng thành nhà văn hóa xã.([cần dẫn nguồn])

Nghè Thượng nằm ở chân núi đầu đường đê, hiện nay đã trở thành trường cấp 2 của xã. Theo kể lại, cái nghè này được xây dựng rất lớn và đắp nổi nhiều hình thù đẹp. Đình Trung được xây trong đê hiện nay là trụ sở UBND. Cả hai công trình này cũng bị phá để xây nhà kho, trước khi trường cấp 2 được xây hai nơi này vẫn còn được dùng làm nơi vui chơi tết. ([cần dẫn nguồn])

Nghè Hạ thì đã bị phá từ lâu khi các gia đình chuyển vào trong núi, nghe nói nó nằm ở khoảng đất được gọi là Bản Cao mà hiện nay là nghĩa địa của xã. Đến nay cũng chỉ còn một vài cụ trong làng biết đến những lễ hội của làng được tổ chức hàng năm với đám rước đi quanh các đình nghè này. ([cần dẫn nguồn])

Trên núi Đọ trong địa phận xã tìm thấy nhiều rìu đá được chế tác từ thơ sơ đến những cái rất tinh xảo. Thậm chí nhiều gia đình còn tìm được cả quan tài bằng đất nung chứa nhiều đồ đồng. Trên lưng chừng núi có hai khối đá lớn, một khối đá còn in lại dấu một dấu chân người và một dấu chân ngựa, khối còn lại chỉ có một dấu chân người. Hai khối đá này được gọi đá Chân Tiên, chúng nằm rất xa nhau.([cần dẫn nguồn])

Tham khảo

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT