Về hiện trạng Núi Đọ xã Thiệu Tân
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ THIỆU TÂN
Số: /BC- UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thiệu Tân, ngày tháng 05 năm 2018 |
BÁO CÁO
Về hiện trạng Núi Đọ xã Thiệu Tân
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hóa.
Thực hiện Chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hóa về việc Báo cáo hiện trạng và khả năng phát triển, kết nối với các vùng lân cận; khai thác tiềm năng Di tích lịch sử Quốc gia khu vực Núi Đọ thuộc xã Thiệu Tân, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
UBND xã Thiệu Tân báo cáo nhanh về hiện trạng Núi Đọ và khả năng phát triển của khu vực Núi Đọ cụ thể như sau:
Núi Đọ thuộc địa phận 3 xã Thiệu Tân (Thiệu Hóa), Thiệu Vân, Thiệu Khánh (TP. Thanh Hóa), ngay bên bờ hữu ngạn nơi hợp lưu của sông Chu và sông Mã hai con sông lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, nơi mà người xưa liệt vào những thắng cảnh của xứ Thanh và được đặt tên là Lương Mã Song Phàm nghĩa là hai cánh buồm song đôi trên cả dòng sông Chu và sông Mã.
Nhìn từ xa Núi Đọ giống hình một con rùa khổng lồ, màu đen sẫm. Đỉnh cao ở chính giữa là lưng rùa, đỉnh thấp phía nam là đầu rùa, như nhô về phía sông.
Núi có độ cao 158 m so với mực nước biển, độ dốc từ 20 đến 25 độ. Tổng diện tích khoảng 102.22 ha, trong đó, Thiệu Tân quản lý 54,22 ha, còn lại là phần diện tích do Thiệu Khánh và Thiệu Vân quản lý.
Phần lớn diện tích Núi Đọ được người dân Thiệu Tân sử dụng trồng cây lấy gỗ như keo lá tràm, cây Bạch đàn, cây thông, cây xà cừ và một số cây ăn quả có giá trị.
Trải dọc dưới chân núi, hơn 2km chiều dài có khoảng 500 hộ sinh sống, với 1.412 nhân khẩu.
Vốn là địa danh gắn liền với Văn hóa Núi Đọ, nơi đây được xem là nơi có nhiều vết tích về Người cổ. Núi Đọ còn được gọi là Qui Sơn, được ngợi ca là Linh Quy Hí Thủy (Rùa thiêng giỡn nước), là thắng cảnh trong Bàn A thập cảnh. Từ những năm 1960, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ đá được ghè đẽo thô sơ, cho thấy nơi này từ xa xưa đã có người cổ sinh sống, sống cách ta đến 30 40 vạn năm.
Hiện giờ, du khách đến tham quan nơi đây vẫn còn được chứng kiến tận mắt rất nhiều tảng đá do bàn tay con người nguyên thủy ghè đẽo thành công cụ thô sơ gọi là mảnh tước. Ngoài các mảnh tước, còn có nhiều hòn đá, mà người nguyên thủy dùng để ghè đập, chế tác ra mảnh tước gọi là hạch đá. Ngoài ra còn thấy một số công cụ thô sơ dùng để chặt, có lưỡi dày được ghè đẽo qua loa, mà khảo cổ học gọi là trô pơ.
Bên cạnh vẻ đẹp cổ xưa, hùng vĩ, linh thiêng của ngọn núi còn ẩn chứa rất nhiều câu chuyện bí mật và ly kỳ được người dân nơi đây truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác và đến nay, nhiều vết tích vẫn còn nguyên hiện trạng. Trong đó, phải kể đến Vùng đá ông già Tiểu Khanh với quyển sách ước; Hòn Tiến sỹ - kể về một người học trò giỏi đóng bè vượt sông lên tảng đá dưới chân núi ôn luyện và sau đỗ Tiến sỹ; Cồn Chân Tiên dấu chân của Người khổng lồ từ xa xưa đến bạt núi, san đồi cho dân làng; Đống đá nghè; đống đá chào mào; đống đá Cờ lau; hòn đá mốc; khe chùa, khe da; thác đá bồ; Nghè thượng, nghè hạ; đống đá nấp; đá mái nhà; đồi yên ngựa; đống đá Chồng mâm và một giả định có cơ sở là trong lòng Núi Đọ có Hang động lớn mà chưa được khám phá. Mặc dù, trong số những câu chuyện đó, thực, thực, hư, hư, nhưng có thể nói đây là một trong những di tích quan trọng, ý nghĩa trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Thiệu Tân.
Chính vì những vẻ đẹp hùng vĩ và những câu chuyện đầy bí ẩn đó mà hàng năm vào những ngày nghỉ lễ, ngày kỷ niệm của đất nước rất nhiều du khách tìm đến nơi đây để tìm hiểu và khám phá.
Đứng trên đỉnh Núi Đọ du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng phong cảnh kỳ thú của xứ Thanh. Con sông Chu, sông Mã như dải lụa bạc lượn giữa một tấm thảm xanh khổng lồ của đồng quê, làng mạc.
Núi Đọ chẳng những là một thắng cảnh, mà còn là một trung tâm thu hút mọi khách quan, nghiên cứu, muốn hiểu biết tường tận và nhìn thấy tận mắt dấu tích sinh hoạt của con người tiền sử đang được trưng bày ra một cách trực quan, tự nhiên và vô cùng sống động trên mặt đất.
Núi Đọ hứa hẹn sẽ trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn dối với khách du lịch trong và ngoài tỉnh, có thể kết nối cùng với các địa danh du lịch nổi tiếng như Núi Đọ - Sầm sơn; Núi Đọ - Lam Kinh; Núi Đọ - Thành nhà Hồ; Núi Đọ - Núi Trình Núi Bàn A; Núi Đọ - Di tích Hàm Rồng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng .
Trên đây là báo cáo về hiện trạng và khả năng phát triển của địa danh Núi Đọ, UBND xã Thiệu Tân rất mong được UBND huyện quan tâm, xem xét và đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư phát triển.
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
Như Kính gửi; CHỦ TỊCH
Lưu: VP.
Tin cùng chuyên mục
-
Xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân châu
04/07/2024 07:51:53 -
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TÂN CHÂU, THIỆU HÓA TỔ CHỨC KỲ HỌP THỨ 11, HĐND XÃ KHÓA II, NHIỆM KỲ 2021-2026
13/07/2023 16:06:48 -
Thường trực HĐND huyện giám sát việc triển khai thực hiện và tổ chức thi công một số dự án trên địa bàn do UBND làm chủ đầu tư.
08/08/2022 08:34:46 -
Thường trực HĐND huyện giám sát việc triển khai thực hiện và tổ chức thi công một số dự án trên địa bàn do UBND làm chủ đầu tư.
31/10/2019 08:55:29
Về hiện trạng Núi Đọ xã Thiệu Tân
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ THIỆU TÂN
Số: /BC- UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thiệu Tân, ngày tháng 05 năm 2018 |
BÁO CÁO
Về hiện trạng Núi Đọ xã Thiệu Tân
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hóa.
Thực hiện Chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hóa về việc Báo cáo hiện trạng và khả năng phát triển, kết nối với các vùng lân cận; khai thác tiềm năng Di tích lịch sử Quốc gia khu vực Núi Đọ thuộc xã Thiệu Tân, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
UBND xã Thiệu Tân báo cáo nhanh về hiện trạng Núi Đọ và khả năng phát triển của khu vực Núi Đọ cụ thể như sau:
Núi Đọ thuộc địa phận 3 xã Thiệu Tân (Thiệu Hóa), Thiệu Vân, Thiệu Khánh (TP. Thanh Hóa), ngay bên bờ hữu ngạn nơi hợp lưu của sông Chu và sông Mã hai con sông lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, nơi mà người xưa liệt vào những thắng cảnh của xứ Thanh và được đặt tên là Lương Mã Song Phàm nghĩa là hai cánh buồm song đôi trên cả dòng sông Chu và sông Mã.
Nhìn từ xa Núi Đọ giống hình một con rùa khổng lồ, màu đen sẫm. Đỉnh cao ở chính giữa là lưng rùa, đỉnh thấp phía nam là đầu rùa, như nhô về phía sông.
Núi có độ cao 158 m so với mực nước biển, độ dốc từ 20 đến 25 độ. Tổng diện tích khoảng 102.22 ha, trong đó, Thiệu Tân quản lý 54,22 ha, còn lại là phần diện tích do Thiệu Khánh và Thiệu Vân quản lý.
Phần lớn diện tích Núi Đọ được người dân Thiệu Tân sử dụng trồng cây lấy gỗ như keo lá tràm, cây Bạch đàn, cây thông, cây xà cừ và một số cây ăn quả có giá trị.
Trải dọc dưới chân núi, hơn 2km chiều dài có khoảng 500 hộ sinh sống, với 1.412 nhân khẩu.
Vốn là địa danh gắn liền với Văn hóa Núi Đọ, nơi đây được xem là nơi có nhiều vết tích về Người cổ. Núi Đọ còn được gọi là Qui Sơn, được ngợi ca là Linh Quy Hí Thủy (Rùa thiêng giỡn nước), là thắng cảnh trong Bàn A thập cảnh. Từ những năm 1960, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ đá được ghè đẽo thô sơ, cho thấy nơi này từ xa xưa đã có người cổ sinh sống, sống cách ta đến 30 40 vạn năm.
Hiện giờ, du khách đến tham quan nơi đây vẫn còn được chứng kiến tận mắt rất nhiều tảng đá do bàn tay con người nguyên thủy ghè đẽo thành công cụ thô sơ gọi là mảnh tước. Ngoài các mảnh tước, còn có nhiều hòn đá, mà người nguyên thủy dùng để ghè đập, chế tác ra mảnh tước gọi là hạch đá. Ngoài ra còn thấy một số công cụ thô sơ dùng để chặt, có lưỡi dày được ghè đẽo qua loa, mà khảo cổ học gọi là trô pơ.
Bên cạnh vẻ đẹp cổ xưa, hùng vĩ, linh thiêng của ngọn núi còn ẩn chứa rất nhiều câu chuyện bí mật và ly kỳ được người dân nơi đây truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác và đến nay, nhiều vết tích vẫn còn nguyên hiện trạng. Trong đó, phải kể đến Vùng đá ông già Tiểu Khanh với quyển sách ước; Hòn Tiến sỹ - kể về một người học trò giỏi đóng bè vượt sông lên tảng đá dưới chân núi ôn luyện và sau đỗ Tiến sỹ; Cồn Chân Tiên dấu chân của Người khổng lồ từ xa xưa đến bạt núi, san đồi cho dân làng; Đống đá nghè; đống đá chào mào; đống đá Cờ lau; hòn đá mốc; khe chùa, khe da; thác đá bồ; Nghè thượng, nghè hạ; đống đá nấp; đá mái nhà; đồi yên ngựa; đống đá Chồng mâm và một giả định có cơ sở là trong lòng Núi Đọ có Hang động lớn mà chưa được khám phá. Mặc dù, trong số những câu chuyện đó, thực, thực, hư, hư, nhưng có thể nói đây là một trong những di tích quan trọng, ý nghĩa trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Thiệu Tân.
Chính vì những vẻ đẹp hùng vĩ và những câu chuyện đầy bí ẩn đó mà hàng năm vào những ngày nghỉ lễ, ngày kỷ niệm của đất nước rất nhiều du khách tìm đến nơi đây để tìm hiểu và khám phá.
Đứng trên đỉnh Núi Đọ du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng phong cảnh kỳ thú của xứ Thanh. Con sông Chu, sông Mã như dải lụa bạc lượn giữa một tấm thảm xanh khổng lồ của đồng quê, làng mạc.
Núi Đọ chẳng những là một thắng cảnh, mà còn là một trung tâm thu hút mọi khách quan, nghiên cứu, muốn hiểu biết tường tận và nhìn thấy tận mắt dấu tích sinh hoạt của con người tiền sử đang được trưng bày ra một cách trực quan, tự nhiên và vô cùng sống động trên mặt đất.
Núi Đọ hứa hẹn sẽ trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn dối với khách du lịch trong và ngoài tỉnh, có thể kết nối cùng với các địa danh du lịch nổi tiếng như Núi Đọ - Sầm sơn; Núi Đọ - Lam Kinh; Núi Đọ - Thành nhà Hồ; Núi Đọ - Núi Trình Núi Bàn A; Núi Đọ - Di tích Hàm Rồng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng .
Trên đây là báo cáo về hiện trạng và khả năng phát triển của địa danh Núi Đọ, UBND xã Thiệu Tân rất mong được UBND huyện quan tâm, xem xét và đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư phát triển.
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
Như Kính gửi; CHỦ TỊCH
Lưu: VP.